Phong tục Văn_hóa_Thái_Lan

Một trong những điểm đặc trưng nhất của phong tục Thái là vái (tiếng Thái: wai), gần giống như cách cúi chào của người Ấn (Tiếng Hindi: namaste). Cử chỉ này được sử dụng khi gặp mặt, chia tay hoặc xác nhận, với nhiều dạng khác nhau phụ thuộc và vị trí xã hội của người đó, nhưng nhìn chung, thường là cử chỉ giống như đang lễ với hai tay chắp lại và đầu cúi xuống.

Sự thể hiện tình cảm nơi công cộng thường là giữa bạn bè, nhưng rất hiếm khi xảy ra giữa các đôi lứa đang yêu. Do đó, thường thấy bạn bè nắm tay nhau, nhưng các cặp đôi rất ít khi làm thế trừ phi đang ở những nơi Tây hóa.

Cách chào Wai của Thái Lan, thường là đi kèm với từ sawatdi (RTGS của สวัสดี)

Chuẩn mực xã hội Thái cho rằng sờ vào đầu một ai đó là vô lễ. Cũng là mất lịch sự khi đặt chân cao hơn đầu ai đó, đặc biệt nếu người đó có địa vị xã hội cao hơn. Đó là bởi vì người Thái cho rằng chân là bộ phận dơ bẩn và thấp kém nhất trên cơ thể, còn đầu là bộ phận cao nhất và đáng kính nhất. Nguyên tắc này cũng ảnh hưởng đến cách người Thái ngồi trên sàn- chân của họ để vào trong hay ra đằng sau mà không chĩa vào người đối diện. Chĩa vào hay chạm vào bất cứ cái gì bằng chân đều bị xem là mất lịch sự.

Trong cuộc sống hàng ngày ở Thái, mọi người thường chú ý giữ cho cuộc sống được vui vẻ (khái niệm này gọi là sanuk). Vì quan niệm này, người Thái rất thoải mái ở nơi làm việc mà trong các hoạt động hàng ngày. Thể hiện cảm xúc tích cực trong các tương tác xã hội cũng rất quan trọng trong văn hóa Thái, quan trọng như là việc Thái Lan được biết đến như "Đất nước của những nụ cười".

Cãi vả hay thể hiện sự tức giận là một điều kiêng cữ trong văn hóa Thái, và, cũng như các nền văn hóa châu Á khác, cảm xúc trên khuôn mặt là cực kỳ quan trọng. Vì lý do này, du khách cần đặc biệt chú ý tránh tạo ra các xung đột, thể hiện sự giận dữ hay khiến cho một người Thái đổi nét mặt. Sự không đồng tình hoặc các cuộc tranh chấp nên được giải quyết bằng nụ cười và không nên cố trách mắng đối phương.

Thường thì, người Thái giải quyết sự bất đồng, các lỗi nhỏ hay sự xui xẻo bằng cách nói "Mai pen rai", nghĩa là "Không có gì đâu mà". Việc sử dụng phổ biến thành ngữ này ở Thái Lan thể hiện tính hữu ích của nó với vai trò một cách thức giảm thiểu các xung đột, các mối bất hòa và than phiền; khi một người nói "mai pen rai" thì hầu như có nghĩa là sự việc không hề quan trọng, và do đó, có thể coi là không có sự va chạm nào và không làm ai đổi nét mặt cả.

Ara Wilson thảo luận về phong tục Thái, gồm có bun khun trong cuốn sách Nền kinh tế dựa trên sự quen biết ở Băng Cốc

Một phong tục Thái khác là bun khun, là sự mang ơn các đấng sinh thành, cũng như là những người giám hộ, thầy cô giáo và những người có công dưỡng dục chăm sóc mình. Phong tục này gồm những tình cảm và hành động trong các mối quan hệ có qua có lại.[5].

Ngoài ra, giẫm lên đồng bạt Thái cũng là cực kỳ vô lễ vì hình ảnh đầu của quốc Vương có xuất hiện trên tiền xu Thái. Khi ngồi trong các ngôi đền chùa, mọi người nên tránh chĩa chân vào các tranh ảnh, tượng đức Phật. Các miếu thờ trong nơi ở của người Thái được xây sao cho chân không chĩa thẳng vào các biểu tượng thờ tự- ví dụ như không đặt miếu thờ đối với giường ngủ nếu nhà quá nhỏ, không có chỗ khác để đặt miếu.

Cởi giày dép trước khi vào nhà hay vào những nơi linh thiêng ở các đền chùa cũng là một phong tục, và cũng không được giẫm lên bậc cửa.

Có một số phong tục ở Thái liên quan đến địa vị đặc biệt của các nhà sư trong xã hội Thái. Theo kỷ luật tôn giáo, các nhà sư bị cấm có bất cứ một tiếp xúc cơ thể nào với nữ giới. Phụ nữ, do đó, phải đứng xa khi sư đi qua để chắc rằng các tiếp xúc dù vô ý cũng không thể xảy ra. Một loạt các phương cách vẫn được thực hiện để tránh xảy ra mọi sự tiếp xúc dù vô tình (hay thậm chí chỉ là các hành vi có vẻ như là tiếp xúc) giữa giới nữ và các nhà sư. Khi phụ nữ dâng lễ cho nhà sư, họ phải đặt đồ lễ dưới chân của sự hoặc trên một tấm vải trải trên sàn hay trên bàn. Các nhà sư ban phúc lành cho phụ nữ bằng một số loại bột hoặc cao được chấm vào đầu nến hoặc đầu đũa. Mọi người phải ngồi hoặc đứng với đầu thấp hơn đầu nhà sư. Trong chùa, có khi các nhà sư ngồi trên bệ cao để nguyên tắc này được thực thi.